Hơn 18 phần trăm học sinh tiểu học ở Hoa Kỳ bị béo phì, và không ai thực sự hiểu là tại sao và do đâu. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng việc tiêu thụ quá nhiều đường là việc thể hiện rõ nhất đối với người béo phì. Trong năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một khuyến cáo: Mọi người, bất kể tuổi tác, nên hạn chế lượng đường của mình xuống dưới 10% lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Đối với trẻ nhỏ, điều đó có nghĩa là không quá 45 gram đường mỗi ngày. Tất nhiên, rất ít trẻ em phải chịu trách nhiệm về chế độ ăn riêng hoặc theo dõi mức tiêu thụ đường của chúng. Sự giám sát đó thường rơi vào cha mẹ. Và một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí quốc tế về béo phì được gợi ý rằng hầu hết chúng ta đều than phiền và không giỏi trong việc ước lượng lượng đường trong một số loại thực phẩm phổ biến hiện nay.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Phát triển con người Max Planck ở Berlin đã thăm 305 gia đình Đức bao gồm ít nhất một đứa trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 12. Chỉ số khối cơ thể của mỗi đứa trẻ đã được tính toán để thấy rằng cha mẹ của các em đã lên kế hoạch và cung cấp hầu hết bữa ăn có nhiều thịt nhưng cũng không thường xuyên. Cha mẹ được các nhà nghiên cứu yêu cầu ước lượng hàm lượng đường trong các loại thực phẩm và đồ uống khác nhau; bao gồm: nước cam, sữa chua, pizza và nước sốt cà chua, tất cả đều phổ biến trong khẩu phần ăn của trẻ nhỏ. Để giúp các bậc cha mẹ hình dung lượng đường, các nhà nghiên cứu đã dạy các bậc cha mẹ việc suy nghĩ về khối lượng đường và mỗi khối lập phương chứa khoảng 3 gram đường.
Khoảng ba phần tư số cha mẹ đánh giá thấp tổng lượng đường trong thực phẩm. Hơn 90% người tham gia nghiên cứu đánh giá thấp đường trong sữa chua, từ những suy nghĩ này của bậc cha mẹ mà liên quan đến trọng lượng cơ thể của con em mình. Những trẻ em có B.M.I.s cao nhất thường là do cha mẹ mặc con vì không suy tính về cân bằng dinh dưỡng
Bởi vì đây là một nghiên cứu có sự tương quan, kết quả không chứng minh rằng trẻ em sẽ tăng cân nếu cha mẹ của họ sai về bao nhiêu đường trong bánh pizza, bánh hamburger hoặc nước sốt cà chua. (Các bậc cha mẹ đã đánh giá quá thấp lượng đường trong nước sốt cà chua.) Tuy nhiên, các phát hiện này được đưa ra lý do rất thận trọng. Mattea Dallacker, một nghiên cứu sinh, tiến sĩ tại Viện Max Planck, đã tiến hành một cuộc nghiên cứu với với vài bậc cha mẹ và họ cho biết: “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên bởi mức độ đánh giá thấp của chúng tôi về một số sản phẩm. Tiến sĩ Dallacker và các đồng nghiệp của cô nghi ngờ rằng "hào quang sức khỏe" mà các phụ huynh nghĩ là nước ép trái cây và sữa chua, từ đó khiến cha mẹ đánh giá sai đường trong đó. Dallacker nói rằng họ muốn thấy nhãn thực phẩm bao gồm một số thông tin đầy đủ và các thông tin được đánh một chấm đỏ cho hàm lượng đường cao, màu xanh lá cây cho hàm lượng đường tối thiểu.